Một chiếc máy ảnh đắt tiền không phải là nhân tố duy nhất quyết định bưc ảnh của bạn đẹp hay dở. Cho dù bạn đã là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh ở đám cưới; hay là một tay thợ nghiệp dư đang muốn trở nên chuyên nghiệp, thì điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ về tốc độ màn trập. Làm thế nào để nó có thể ảnh hưởng, tác động thay đổi đến các bức ảnh mà bạn chụp. Cùng Mimosa Wedding khám phá câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Theo định nghĩa cơ bản nhất thì tốc độ màn trập được tính là số lượng thời gian màn trập mở để cho ánh sáng đi vào bộ cảm biến.
Khi chụp ảnh bằng các dòng máy phim trước đây, tốc độ màn trập được tính là chiều dài của quãng thời gian mà phim tiếp xúc với hình ảnh bạn đang chụp. Tương tự như vậy, tốc độ màn trập khi chụp ảnh bằng máy kỹ thuật số là chiều dài của quãng thời gian mà cảm biến hình ảnh ở trong máy ảnh số nhìn thấy cảnh bạn đang cố gắng để chụp lại.
>>>> Những lỗi cơ bản hay mắc phải trong nhiếp ảnh
>>>> Tìm hiểu về Cân bằng trắng trong nhiếp ảnh
Tốc độ thường được tính bằng giây. Trong phần lớn các trường hợp còn được tính chỉ bằng một phần của giây và được biểu hiện dưới dạng phân số – mẫu số. Mẫu số càng lớn thì tốc độ sẽ càng nhanh (tức là 1/1000s là nhanh hơn nhiều so với 1/30s).
Trong hầu hết tất cả các lần chụp, bạn hay sử dụng tốc độ màn trập là 1/60s hoặc nhanh hơn. Đấy là do ở các mức chậm hơn, máy ảnh sẽ rất dễ bị rung lắc và sẽ gây nên hiện tượng mờ nhòe cho ảnh chụp được.
Nếu bạn quen dùng tốc độ chậm (chậm hơn 1/60s), bạn cần phải sử dụng thêm chân máy hoặc loại máy ảnh. Hai loại máy này có chế độ ổn định hình ảnh tốt. Hiện nay ngày càng có nhiều dòng máy ảnh nâng cao được chất lượng ổn định hình ảnh.
Mức tốc độ của màn trập hầu như đã được thiết lập sẵn sàng trên máy ảnh. Nó thường sẽ là tăng gấp đôi so với mỗi thiết lập. Kết quả sẽ có các tùy chọn cho tốc độ 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8. Lưu ý là với mỗi lần bạn thay đổi mức màn trập là thông số khẩu độ sẽ bị thay đổi tương ứng để ảnh đạt được độ phơi sáng chính xác.
Một số dòng máy hiện nay cũng cung cấp sẵn các tùy chọn tốc độ màn trập thường rất chậm. Nó đo bằng giây (ví dụ 1 giây, 10 giây, 30 giây…). Chúng được ứng dụng trong các tình huống như ánh sáng rất yếu. Hoặc khi bạn đang thử thực hiện một hiệu ứng đặc biệt. Hoặc khi bạn đang cố để nắm bắt nhiều chuyển động vào trong một bức hình.
Một số máy ảnh cũng cung cấp các tùy chọn để chụp trong chế độ ‘B’ (hoặc Bulb). Chế độ phơi sáng lâu, cho phép bạn đóng mở cửa trập thủ công. Bạn có thể giữ được màn trập mở lâu hết mức cho phép.
Bạn nên tính toán xem xét nên sử dụng tốc độ như thế nào cho một bức ảnh. Bạn cần đánh giá xem có bất cứ thứ gì trong ảnh chuyển động được. Bạn muốn lưu giữa lại những chuyển động đó làm sao.
Nếu có những chuyển động trong khung cảnh của bạn. Bạn có thể lựa chọn đóng băng chuyển động để nó được ghi lại dưới dạng tĩnh trong hình. Hoặc để cho đối tượng chuyển động bị mờ một cách có chủ ý. Điều này nhằm mang lại cảm giác như đang chuyển động.
Để đóng băng các chuyển động trong ảnh; bạn cần phải chọn một độ màn trập nhanh. Để làm mờ thì bạn chọn tốc độ màn trập chậm. Tốc độ thực tế bạn chọn sẽ khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của đối tượng trong ảnh và bạn muốn nó bị mờ làm sao.
Tuy nhiên không phải chuyển động là xấu. Ví dụ khi chụp ảnh ở thác nước và muốn cho người xem biết dòng nước chảy như thế nào, hoặc khi bạn chụp chiếc xe đua và muốn mang lại cảm giác về tốc độ xe, hoặc khi bạn chụp một ngôi sao băng và muốn xem các ngôi sao di chuyển…
Trong tất cả trường hợp này, lựa chọn tốc độ lâu hơn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, để chụp được bức ảnh đẹp trong các tình huống trên, bạn nên sử dụng chân máy, nếu không bạn sẽ làm hỏng ảnh bằng cách thêm chuyển động của máy.
Một nguyên tắc khi sử dụng tiêu cự trong tình huống không ổn định hình ảnh, chọn tốc độ màn trập với phân số có mẫu lớn hơn chiều dài của tiêu cự ống kính.
Hãy nhớ, bạn cần phải tính toán tốc độ tương ứng các thông số về khẩu độ và ISO. Khi bạn thay đổi tốc độ, bạn cần phải thay đổi một hoặc cả hai thông số còn lại để bù đắp.
Muốn hiểu rõ được tốc độ màn trập thay đổi như thế nào thì ảnh hưởng trên ảnh chụp. Bạn nên theo dõi các thử nghiệm của các nhiếp ảnh gia.
Các bức ảnh được chụp ở ISO 100 để giữ nhiễu ở mức tối thiểu. Điều này vô cùng quan trọng khi chụp ảnh ban đêm, nhằm tối ưu cả màu sắc và bóng tối. Khẩu độ F/5 thiết lập cho tất cả 4 bức ảnh, vì ở khẩu độ này, máy ảnh còn mở đủ rộng để ánh sáng đi qua.
Không phải ai ngày lần đầu tiếp xúc cũng hiểu được cách vận hành của màn trập, phải qua rèn luyện thì bạn mới có thể điều chỉnh màn trập để cho ra các bức ảnh ưng ý nhất .
TTốc độ màn trập sẽ đo bằng giây hay 1 phần giây dưới dạng phân số. Mẫu số càng lớn thì tốc độ càng nhanh.
Máy ảnh DSLR hay Mirrorless hiện nay xử lý tốc độ màn trập lên đến 1/4000s. Một số máy ảnh cao cấp có thể xử lý đến 1/8000s hoặc nhanh hơn.
Tốc độ thường được cài đặt là 1/30s với hầu hết mọi máy ảnh. Tuỳ thuộc theo nhu cầu, bạn có thể điều chỉnh tốc độ nhé!
Tốc độ màn trập ảnh hưởng tới lượng ánh sáng, khả năng phơi sáng và độ sáng của hình ảnh.
Trong trường hợp bạn sử dụng tốc độ màn chậm thì cảm biến máy ảnh sẽ thu được nhiều ánh sáng.
Ngược lại, tốc độ màn nhanh thì cảm biến máy ảnh sẽ chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ ánh sáng.
Do đó, tốc độ màn t.rập, khẩu độ và ISO là yếu tố quyết định bức ảnh có đẹp hay không.
Tốc độ nhanh từ 1/125s trở xuống tạo hiệu ứng đóng băng chuyển động. Hiệu ứng này giúp chủ thể di chuyển nhanh nhưng ảnh vẫn rõ nét, không bị mờ.
Tốc độ tương đối chậm sẽ là 1/100s đến 1s. Nó được ứng dụng chụp dải ngân hà hoặc vật thể ban đêm, môi trường tối.
Ở Mimosa studio chúng tôi có các lớp đào tạo học nghề chụp ảnh cưới từ cơ bản cho đến chuyên nhiệp nhất cho những ai đam mê và muốn theo đuổi nghề nhiếp ảnh gia. Hãy nhanh tay liên hệ với Mimosa để được trợ giúp và giải đáp sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tốc độ màn trập được Mimosa Wedding tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Mọi câu hỏi thắc mắc liên quan đến màn trập vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0978 886 133 để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp miễn phí nhé!
MIMOSA WEDDING
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 133 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2: 243 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 3: 94 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0978 886 133 (Mr Đỉnh)
0967 868 133 (Mr Đức)
Gmail: anhvienmimosa@gmail.com
Website: anhvienmimosa.com