Nghệ thuật Nhiếp ảnh là một trong những nghệ thuật thu hút được rất đông người tham gia, cả ở mảng nghiệp dư và chuyên nghiệp. Với những người chụp ảnh nghiệp dư, chỉ cần chút ít hiểu biết, chúng ta có thể có những tấm ảnh đẹp như ý muốn mà không kém phần chuyên nghiệp.
Tiếp tục seri về học nghề chụp ảnh, Mimosa Studio sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chia sẻ một số kinh nghiệm mà những người chụp ảnh mới và có ít kinh nghiệm chụp ảnh thường mắc phải khi chụp ảnh cũng cách thức khắc phục những lỗi ấy nhé.
Tóm tắt nội dung
Đây chắc hẳn là một trong những lý do phổ biến nhất. Có thể do người chụp ảnh chưa để ý tới điểm lấy nét trên máy khi chụp. Hoặc đứng quá gần chủ thể khiến cho máy ảnh không thể bắt nét. Ngoài ra, một số lý do khác như chỉnh độ sâu của trường ảnh quá hẹp, bấm chụp quá nhanh,…
Trong trường hợp đối tượng đây lấy nét di chuyển nhanh thì bạn cần chỉnh tốc độ màn trập nhanh hơn đến có thể bắt được những chuyển động như vậy.
Nếu người bấm chụp mà không giữ chắc được máy ảnh thì ảnh chụp sẽ bị nhoè là điều tất yếu sẽ xảy ra. Để hạn chế được tình trạng đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị chống rung hoặc chỉnh tốc độ của màn trập nhanh hơn.
Đối với những khu vực có ánh sáng yếu thì ảnh chụp sẽ bị nhiễu hạt. Đây là hiện tượng xuất hiện nhiều chấm nhỏ trên ảnh và mọi thứ trở nên không được sắc nét cho lắm.
Chúng ta chụp một tấm hình và nghĩ rằng nó sẽ nhìn đẹp, nhưng sau đó khi xem lại nó thì không được như ý muốn. Ảnh thiếu sắc nét, thiếu sống động có thể do nhiều yếu tố đem lại: vật thể chụp không đứng yên, máy ảnh bị rung lắc khi chụp, cách chúng ta lấy sáng…
Đa phần, hầu hết các bức ảnh mắc lỗi này đều do ánh sáng khi chúng ta chụp ảnh. Lấy sáng là một trong những yếu tố, kỹ thuật chính của nghệ thuật nhiếp ảnh, thường thì một tấm ảnh không có ánh sáng tốt thì dù cho chúng ta chụp đối tượng là gì, nhìn nó cũng ảm đạm, thiếu sống động, thiếu ấn tượng.
Khi chụp ảnh để có một bức ảnh đẹp, sắc nét, sống động chúng ta cần tìm hiểu rõ về ánh sáng, ánh sáng nào thì phù hợp với loại hình nhiếp ảnh nào, hiệu ứng ánh sáng như thế nào sẽ được tạo ra trên ảnh khi chúng được chụp từ các hướng khác nhau.
Ví dụ, chụp ảnh phong cảnh đẹp nhất là khi chúng ta chụp dưới ánh sáng trực tiếp nhưng ánh sáng không gắt mà nhẹ dịu, vì vậy, đa phần các nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh đều chọn giờ chụp vào những khung giờ đẹp khi mặt trời mọc hoạc trước và sau khi mặt trời lặn.
Là sai lầm phổ biến nhất khi chúng ta làm quen với nhiếp ảnh. Khi bắt đầu chụp, chúng ta thường có xu thế chụp ảnh nhiều và ngay khi thấy một cái gì thú vị và đẹp theo chúng ta thấy. Chúng ta chỉ quan tâm tới chủ thể mà không xem xét đến những thứ xung quanh bức ảnh nó.
Cách sửa lỗi, khi chụp, bạn phải chú ý ngoài chủ thể, phải chú ý đến những gì xuất hiện xung quanh. Phải loại bỏ ra khỏi khung hình bức ảnh những thứ này, bằng cách di chuyển và chọn góc chụp khác cho bức ảnh.
Khi chọn ống kính, bạn hãy chọn những ống kính có khẩu độ lớn sẽ giúp xóa phông nền tốt nhất, người xem ảnh sẽ không để ý đến những gì có trong hậu cảnh.
Một chú ý nữa là khi chụp, đừng lựa chọn những phông nền quá sặc sỡ, màu mè, rắc rối, dẫn đến chủ thể không nổi bật, bị lu mờ.
Dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì hiện tượng mắt đỏ cũng là lỗi hay mắc phải khi chúng ta chụp ảnh. Mặc dù có thể dễ dàng chỉnh sửa hiện tượng này bằng các phần mềm, nhưng tốt nhất là chúng ta nên biết cách để tránh không cho hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh này xảy ra.
Hiện tượng mắt đỏ thường xảy ra đối khi đèn flash phản chiếu trong võng mạc mắt của người được chụp. Hiện nay, có nhiều loại máy ảnh có chế độ khử mắt đỏ tự động để giúp tránh hiện tượng này.
Cách khác nữa để loại bỏ hiện tượng này là hãy nói người được chụp không nhìn thẳng vào máy khi chụp ảnh, để tránh ánh sáng phản chiếu trong võng mặc mắt.
Khi chúng ta chụp một bức ảnh, có thể đối tượng và ánh sáng đều rất tốt, nhưng việc lấy nét cho bức ảnh sai sẽ làm hư bức ảnh của bạn.
Lỗi thường gặp của những người mới chụp là phụ thuộc vào chế độ tự lấy nét của máy ảnh, có nghĩa là để tự máy ảnh chọn điểm lấy nét cho bức ảnh. Nhiều khi máy ảnh lấy nét tự động sẽ lấy nét một thứ gì khác ở phía trước hoặc phía sau đối tượng của chúng ta khiến bức ảnh bị lấy nét sai.
Có nhiều cách lấy nét khi chụp ảnh, nhưng về cơ bản thì để lấy nét được đúng, chúng ta cần phải tắt chế độ tự động lấy nét của máy ảnh và lấy nét bằng tay.
Hãy dùng một chân máy đặt chắc chắn, để bạn có thể thoải mái lựa chọn, lấy nét cho bức ảnh, dần dần bạn sẽ thấy việc này được cải thiện. Lâu dần nó sẽ trở thành bản năng của bạn. Chúng ta nên hình thành thói quen kiểm tra điểm lấy nét mỗi khi chụp ảnh để kịp thời sửa và chụp lại.
Nghệ thuật Nhiếp ảnh là một nghệ thuật đòi hỏi khả năng sáng tạo, cả với nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp.
Không có ý tưởng hay, chỉ đi sao chép ý tưởng chụp ảnh của người khác (mặc dù có thể cho ra tấm ảnh đẹp) nhưng sẽ khiến chúng ta sẽ chóng chán và ảnh chúng ta chụp ra gây nhàm chán cho người xem.
Cách khắc phục, thứ nhất, ý tường không tự nhiên mà có, nó thường nảy sinh trong những khoảng khắc nhất định, nếu cạn ý tưởng hãy cứ xách máy ảnh lên và đi. Khám phá, đi đến những địa điểm mới chưa bao giờ tới là cách rất tốt giúp chúng ta lấy lại hứng thú.
Bạn cũng có thể tham gia vào các fanpage, diễn đàn về nghệ thuật nhiếp ảnh, kết bạn với nhiều người có chung sở thích với mình hay tìm một vài người bạn cùng chí hướng cùng lên đường. Điều này sẽ giúp bạn có thêm những người bạn mới, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cho niềm đam mê của mình.
Đây là lỗi cơ bản trong nhiếp ảnh bởi mỗi lần chụp ảnh, bạn nên tạo cho một điều thú vị để thu hút ánh nhìn và đồng thời tránh gây phân tâm người chụp. Thông thường, một khu vực hay một điểm tập trung là đủ cho bạn làm điều đó.
Ví dụ: Trong bức hình bạn muốn tập trung vào một sự vật chính (như người mẫu hay bông hoa,..) thì bạn nên hạn chế sự xuất hiện của các vật dễ làm xao nhãng (như đá, hoa văn,…) ở xung quanh chủ thể.
Lỗi này khá giống với lỗi hiện tượng quá nhiều chủ thể. Khi chụp hình, với mong muốn có cái gì đó thật hấp dẫn. Bởi vậy, nếu trong trường hợp đối tượng chụp ở khoảng cách quá sẽ sẽ không còn sự thu hút nữa.
Tránh sai lầm này bằng cách sử dụng ống kính zoom tele hoặc zoom ảnh ở khâu hậu kỳ. Lưu ý là bạn nên chụp ảnh ở độ phân giải cao nhất để tránh làm giảm chất lượng của ảnh khi chỉnh sửa.
Nhiều nhiếp ảnh gia thường chụp ảnh ở độ phân giải thấp để có thể lưu được nhiều ảnh hơn trong thẻ nhớ. Việc này sẽ làm hạn chế kha khá các tùy chọn chỉnh sửa của bạn trong khâu hậu kỳ. Vậy nên hãy khắc phục ngay lỗi cơ bản trong nhiếp ảnh này nha.
Noise hay còn gọi là nhiễu kỹ thuật số, nó là các hạt hay đốm nhỏ trên bức hình của bạn. Đơn giản thì IOS càng cao, nhiễu sẽ càng nhiều.
Giải pháp trong trường hợp này chính là chỉnh lại cài đặt chất lượng hình ảnh lớn nhất kết hợp với việc sử dụng chân máy để chỉnh IOS thấp mà không bị mờ.
Đây là hình ảnh quá tối vì không có đủ ánh sáng chiếu tới để cảm biến khi bấm máy. Khi bạn thấy hình ảnh trông quá tối và bị thiếu sáng, hãy thử tập trung vào một điểm sáng khác hay thay đổi vị trí chụp.
Nếu bức ảnh của bạn quá sáng và thiếu chi tiết thì bởi vì nó đang bị phơi sáng quá mức. Điều này có nghĩa là có quá nhiều ánh sáng đã chạm vào cảm biến.
Bạn có thể khắc phục bằng cách tập trung vào các vùng sáng khác, như xám hay tối hơn tí và thay đổi vị trí bấm máy. Và tất nhiên bạn cũng có thể lựa chọn điều chỉnh độ phơi sáng trong phần cài đặt.
Trên đây là một số lỗi chúng ta thường mắc phải khi mới bước chân vào nghệ thuật nhiếp ảnh, để có những hiểu biết nhiều hơn, các bạn hãy đến với các khóa học về nhiếp ảnh của Mimosa studio – nơi có những nhiếp ảnh gia lành nghề nhất sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật tốt nhất, giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia thực thụ.