Áo dài là trang phục được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, suốt chiều dài lịch sử, mỗi thời kỳ đều có một kiểu trang phục riêng mang màu sắc văn hoá của thời đại đó. Cổ phục Việt Nam vì thế mà vô cùng đa dạng, phong phú. Chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam dần trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Cùng Mimosa Wedding điểm qua những điểm nổi bật về chụp ảnh cưới với bộ cổ phục nhé!
>>> Báo giá Chụp ảnh cưới <<<
Tóm tắt nội dung
Áo Nhật Bình là trang phục dành cho Hoàng Hậu, Phi Tần hay Công Chúa trong cung ngày xưa. Tùy theo từng phẩm cấp, áo Nhật Bình sẽ có màu sắc và hoa văn khác nhau. Nó là trang phục dành riêng cho Hoàng tộc nên mang vẻ sang trọng và cao quý. Hoa văn ở cổ áo ghép lại thành hình chữ nhật nên được gọi là áo Nhật Bình. Các hoa văn phượng múa, hoa lá hay kim tuyến được đính rải rác trên thân áo. Các dải màu lục, vàng, xanh, trắng, đỏ đan xen trên tay áo.
Áo Tấc (áo lễ, áo thụng, áo ngũ thân tay thụng) là trang phục thời phong kiến của Việt Nam. Nó thường được mặc kết hợp với quần dài. Tà áo dài từ cổ đến quá đầu gối với cổ đứng cài cúc bên phải. Áo ngũ thân tay thụng được chắp từ năm mảnh vải có tay dài và thụng. Đây là lễ phục thời Nguyễn, có chức năng giống áo vest ngày nay. Viền áo rộng đúng một tấc (10cm) nên người ta đặt tên cho nó là áo tấc. Hiện nay, nó được các bạn trẻ lựa chọn làm trang phục chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam.
Xem ngay : Album ảnh cưới concept cổ phục việt nam
Áo Đối Khâm có hai vạt áo phía trước buông thõng song song nhau. Tuỳ vào từng thời kỳ, áo Đối Khâm sẽ có kiểu dáng khác nhau. Áo Đối Khâm chỉ có 4 thân áo nên còn được dân gian gọi với cái tên khác là tứ thân. Nam giới tại Trung Quốc hay Nhật Bản sử dụng nhiều.
Áo Giao lĩnh (Áo Giao Lãnh, Áo Tràng vạt) là cổ phục Việt Nam. Áo Giao lĩnh có 2 vạt áo chéo nhau, xuất phát từ cổ áo xiên tạo thành bằng cách ghép cả vạt áo. Áo cổ chéo được dùng như lễ phục khoác bên ngoài. Áo Giao Lĩnh may dài tay, rộng tay, thân áo may bằng 5 – 6 miếng vải. Phụ nữ sẽ mặc áo yếm che ngực và khoác áo Giao Lĩnh ra ngoài. Bụng quấn váy cùng thắt lưng, hai bên buông thả. Đàn ông cũng mặc kết hợp với quần hoặc khố. Vạt áo chéo qua ngực rồi buộc vào nách áo bên phải.
Áo ngũ thân là trang phục được nhiều bạn trẻ ưa thích khi chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam. Đối với nam giới, áo có cổ cao, thẳng và vuông toát lên sự chính trực của chính nhân quân tử. 5 nút áo làm bằng kim loại, ngọc, gỗ chứ không phải là vải. Áo ngũ thân có ý nghĩa tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và một thân con nằm trong. Tà áo rộng, càng về phần cuối càng xòe ra, phần đuôi áo xoè ra. Áo ngũ thân có hai loại: áo ngũ thân tay chẽn và áo ngũ thân tay thụng.
Áo tứ thân là loại thường phục dành cho phụ nữ miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hiện nay áo tứ thân thường được diện trong dịp lễ hội truyền thống. Áo tứ thân có hai vạt áo và bốn tà áo, không có khuy hay cúc. Bên trong thường mặc yếm cổ xây hoặc yến cánh nhạn rồi khác áo tứ thân bên ngoài. Phần lưng áo có hai mảnh vải kết hợp lại. Thông thường mảnh vải này màu nâu hoặc nâu non. Áo tứ thân không chỉ là cổ phục Việt Nam mà nó còn mang ý nghĩa đặc biệt.
>>> Xem thêm :
Địa điểm để chụp cổ phục thường có màu sắc hơi cũ, cổ kính và hoài niệm. Cùng điểm qua 7 địa điểm chụp ảnh cưới cổ trang Việt Nam tại Hà Nội ngay bây giờ nhé!
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Hoàng thành là công trình kiến trúc đồ sộ được các vua chúa xây dựng trong nhiều thời kỳ lịch sử. Do đó, mang mang trong mình một nét cổ kính tự nhiên vô cùng thích hợp để làm địa điểm chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam.
Việt phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo Cà, xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội 40km. Việt phủ Thành Chương sở hữu 30 công trình kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 20. Các kiến trúc khác như tháp, bàn cờ, hồn sen, nhà hát hay phòng tranh cũng cô cùng độc đáo và sống động. Ngôi nhà lớp cói có tuổi thọ lên đến 200 tuổi dân tộc Mường được giữ gìn vô cùng cẩn thận. Không chỉ mang trong mình dấu ấn lịch sử nhiều đời từ thời Đinh, Lý, Lê và Trần, Việt phủ Thành Chương còn có không gian thoáng đãng, mát mẻ cùng tán cây to nhỏ đan xen. 13 ngôi nhà cổ như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương hay quán Xuân Phong là địa điểm chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam lý tưởng.
Đền Voi Phục nằm ở phía tây nam thành Thăng Long cũ tại công viên Thủ Lệ. Đền Voi Phục có tiền tế 5 gian, kết cấu chồng rường, lợp mái ngói mũi hài cổ. Hậu cung cũng gồm 5 gian. Đền đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên nó mang vẻ hoài cổ nhưng vẫn có nét hiện đại.
Văn miếu Quốc Tử Giám nằm tại 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa tỉnh Hà Nội. Văn miếu là quần thể di tích lịch sử đa dạng và phong phú. Quần thể đó bao gồm Khu Văn Miếu và vườn Giám. Khu Văn Miếu được tường gạch bao quanh. Nó được chia thành 5 lớp với kiến trúc đa dạng. Nét cổ kính vốn có tại đây sẽ giúp bạn sở hữu bộ ảnh cưới cổ phục Việt Nam độc đáo.
Cố Đô Hoa Lư nằm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là quần thể di tích đặc biệt quan trọng của Việt Nam với nhiều kiến trúc đặc sắc. Cố Đô như một chứng nhân lịch sử hơn 1000 năm đến nay. Nơi đây bao gồm 3 khu vực: khu vực bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích có ý nghĩa quan trọng. Hàng năm, tại Cố Đô có tổ chức hàng loạt các lễ hội đặc sắc để tưởng niệm các anh hùng có công với đất nước.
Cố Viên Lầu nằm tại khu quần thể di sản thế giới Tràng An. Nơi đây là một phần của khu du lịch Tam Cốc huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đến Cố Viên Lầu, bạn sẽ như lạc vào khung cảnh bình yên. Kiến trúc đặc trưng của thế kỷ 18 đến 20 được xây san sát nhau. Hai tiểu khu được phân chia rõ rệt: khu nhà giàu và khu nhà nghèo. Những kiến trúc nổi bật gồm Đình Cổ Thanh Liêm, Nhà cổ Lưu Phương, Nhà cổ Ý Yên, Nhà cổ Thọ Xuân, nhà cổ Khánh Hòa,… với tuổi thọ lên tới hơn 100 năm. Các nét cổ kính khiến bạn quay trở về thời kỳ xưa của đất nước.
Nhiều cặp đôi rất ưa chuộng concept chụp ảnh cưới với Việt phục. Nó dần trở thành xu hướng và phổ biến. Một album ảnh cưới mang nét cổ xưa pha chút mới lạ với màu sắc, hoa văn rực rỡ là lý do khiến nó được ưa thích. Ngoài ra, chụp ảnh cưới với Việt Phục là một cách gìn giữ nét đẹp văn hoá Việt Nam. Những bộ Việt Phục được chụp tại chùa, đình hay phố cổ,… khiến bức ảnh hoàn hoàn và đẹp đến lạ.
Phong cách makeup trang điểm cô dâu ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ thành công của bức ảnh. Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về thời kỳ mình muốn chụp. Từng thời kỳ sẽ có những nét riêng để có bộ ảnh cưới cổ phục Việt Nam như ý nhé!
Theo ông bà ta, “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” được coi là người con gái đẹp. Những cô nàng có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng cùng tóc được vấn cao gọn gàng rất được lòng “người lớn”. Khi make up, bạn nên chú ý nhấn vào đuôi mắt dài tạo mắt phượng bắt mắt. Không nên dùng những màu son quá đậm mà hãy chọn tông màu tự nhiên nhé. Lông mi giả, lens, màu mắt quá đậm cũng không nên xuất hiện trên gương mặt cô dâu. Một nàng dâu đẹp tự nhiên, đằm thắm mà thanh tao.
Hy vọng những thông tin về chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sở hữu một album ảnh cưới độc đáo, mới lại như ý nhé! Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với Mimosa Wedding để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!
Bài cùng chuyên mục :
MIMOSA WEDDING
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 133 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2: 243 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 3: 94 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0978 886 133 (Mr Đỉnh)
0967 868 133 (Mr Đức)
Gmail: anhvienmimosa@gmail.com
Website: anhvienmimosa.com